HÀ NỘI PHONG TỤC VĂN CHƯƠNG

BÀI GIỚI THIỆU SÁCH

 Tháng 10

 

Chủ đề                                             : Hà Nội

Tên sách                                          : Hà Nội phong tục văn chương

Người Viết lời                                 : Vương Thị Diện

Người thực hiện                              : Nguyễn Thị Thúy Nga 5E

Hình thức                                        : Trực tiếp

Người Tham dự                              : Gv và học  sinh toàn trường

Thời gian thưc  hiện                       : 7h35 phút ngày 7 tháng 10/2024

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học thân mến.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc được coi là người "mải miết đi tìm Hà Nội", cho đến nay ông đã giúp bạn đọc trong và ngoài nước hiểu thêm, thêm yêu về Hà Nội qua 20 đầu sách xuất bản từ năm 1962 đến nay.

“Hà Nội - phong tục, văn chương” của nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc do Nxb. Trẻ phát hành năm 2010 với  416 trang  dược in trên khổ giấy 24cm và được chia làm hai phần:

Phần 1: Phong tục

Phần 2: Văn chương

Ở phần "Hà Nội phong tục",

với 6 bài viết về hệ thống phong tục tập quán của Thăng Long - Hà Nội xưa, giới thiệu quá trình hình thành rồi vận hành biến đổi, hòa nhập của hệ thống phong tục Thăng Long - Hà Nội. Sau những lý giải về cơ sở phong tục Hà Nội trong bối cảnh phong tục Việt Nam, tác giả đã phân tích cả những đặc trưng riêng của Hà Nội để tạo nên cốt cách thanh lịch của người Tràng An. Đặc biệt là giải mã những đặc trưng đó thông qua hàng loạt ví dụ sinh động trong các phong tục của người Hà Nội: đi lễ rằm tháng Giêng, tết Đoan Ngọ, tết Trung Thu, tục thờ đá, thờ ngựa, thờ trâu, tục chơi cây quất ngày tết… Nhờ đó, sau những rong ruổi thú vị cùng tác giả, người đọc dường như cảm nhận sâu sắc hơn mảnh đất nghìn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội. Phần này giới thiệu những phát hiện mới của dấu tích đình Nhà Trò ở phố Hàng Chai và tục thờ cúng tổ nghề Ca trù; người châu Âu nhìn về Kẻ Chợ và phong tục Hà Nội đầu thế kỷ 17 ra sao.

Trấn Quốc – ngôi chùa đẹp bậc nhất thế giới bình yên giữa ...

Hà Nội: Ngập trong dòng người ở nơi đông nhất Thủ đôChợ hoa Hàng Lược và điểm hẹn Tết xưa Hà thành | Báo điện tử ...Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ

Sang đến "Hà Nội văn chương", cảm giác về sự mạch lạc, mới mẻ và có điểm nhấn vẫn được duy trì. Thâu tóm những tinh túy văn thơ (cả dân gian lẫn bác học) nhưng lại thể hiện qua những chủ điểm ấn tượng, đó là "Hồ Tây và văn học"; "Bốn người trai Thăng Long là vua, là chiến sĩ, là nhà thơ", "Thơ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX". Cũng ở phần này lần đầu tiên có bản dịch toàn bộ tập "La Thành cổ tích vịnh" của ông nghè Trần Bá Lãm. Trong nguyên tắc ghi nhớ, những liên tưởng và sự xâu chuỗi bao giờ cũng giúp thông tin neo lại lâu hơn. Ở cả hai phần của cuốn sách đều có cách tạo ấn tượng như vậy, nghĩa là Nguyễn Vinh Phúc đã không chỉ nghiên cứu, phân tích, nhận định mà quan trọng hơn là tìm cách chuyển tải hiệu quả nhất tới bạn đọc.

với 8 bài viết mang hơi thở của kinh đô ngàn năm. Tác giả đã làm nổi bật những giá trị hay và mới của mảng văn học mang đề tài Thăng Long - Hà Nội. Những tinh túy văn thơ  thể hiện qua những chủ điểm ấn tượng, đó là "Hồ Tây và văn học"

Thuyền Lan nhè nhẹ

Một mái chèo đủng đỉnh dạo hồ Tây

Sóng rập rờn nước lẫn chiều mây

Bát ngát nhé khéo dụ người du lãm

Hồ tây và hồ Trúc bạch đã ghẹo bao du khác, vì vẻ đẹp tự nhiên của cây cỏ hoa lá và  mặt nước mây  trôi thay đổi từng giờ tùng phút mà  còn là cái nôi văn hóa của kinh đôvới những huyền  thoại bao phủ lên các miếu cổ chùa xưa rải rác trên hồ với các địa điểm liên quan đến lịch sử dựng nước và giứ nước.

Hà Nội văn chương là thế đấy, ngay cả nghề  làm giấy thật vất vả phải liên tục giã vỏ thật nhuyễn , đôi chân mỏi rời ra rồi qua bao công đoạn để ra được 1 tờ giấy thật cực kỳ gian khổ nhưng người thợ giấy vẫn lạc quan với rất nhiều tâm huyết, công phu".

Người ta buôn vạn bán ngàn

Riêng em làm giấy cơ hàn vẫn tươi

Dám xin nho sỹ chớ cười

Công em khó nhọc giúp người viết thơ

“Hà Nội - phong tục, văn chương” đem đến cho độc giả những cảm nhận mới mẻ, giúp bạn đọc trong và ngoài nước thêm hiểu, thêm yêu Hà Nội, để thấy những gì mình biết về Hà Nội chỉ là những giọt nước. Đúng như học giả An Chi: "Hà Nội - phong tục, văn chương" "dòng suối tư liệu, kiến thức và cả tình cảm mà Nguyễn Vinh Phúc đã chuyển tải cho chúng ta từ thượng nguồn lịch sử,


1. NGUYỄN VĨNH PHÚC
    Thú ăn chơi người Hà Nội.- H.: Xuất bản trẻ, 2010.- 416tr.; 24cm.
     Tóm tắt: Hà Nội nói riêng và dân chúng Việt Nam nói chung vốn thanh lịch văn hiến. Có bao nhiêu cách ăn và cũng có bao nhiêu cách chơi. Qua hàng ngàn năm phải đấu tranh để tồn tại, nhiều cách ăn và cách chời đó vẫn được duy trì..
     Chỉ số phân loại: 915.9731003 N P.TĂ 2010
     Số ĐKCB: TK.00775,

Buổi giới thiệu sách của thư viện chào mừng 70 năm giải phóng thủ đô đến đây tạm dừng.

Xin chào và hẹn gặp lại